Bài viết
Một số điểm mới trong quản lý đầu tư ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước
visibility 1045 Lượt xem calendar_month Cập nhật: 2024-07-19 08:56:34
Ngày 10/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (CNT
Một số điểm mới trong quản lý đầu tư ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước d
Ngày 10/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN). Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/7/2024.

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điểm chính như sau: Tại khoản 2, Điều 10, Nghị định số 73/2019/NĐ-CP quy định thiết kế 01 bước áp dụng đối với các dự án: b) Dự án đầu tư mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở xuống; c) Dự án đầu tư mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu nếu xét thấy đủ điều kiện để thiết kế chi tiết và xác định dự toán.

Tại Nghị định số 82/2024/NĐ-CP đã bỏ quy định điểm b, điểm c nêu trên và giao cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định thiết kế 01 bước hoặc 02 bước đảm bảo hiệu quả quản lý thực hiện dự án. Quy định này áp dụng cả với dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn vốn NSNN và cả với các dự án đầu tư hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN.

Tại khoản 2, Điều 51, Nghị định số 73/2019/NĐ-CP có quy định: Đối với các hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên có mức kinh phí trên 200 triệu đồng đến 15 tỷ đồng để thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông về lập đề cương và dự toán chi tiết.

Tại Nghị định số 82/2024/NĐ-CP quy định hoạt động mang tính chất đầu tư sử dụng nguồn chi thường xuyên đều thực hiện theo quy trình của dự án sử dụng vốn đầu tư công (khoản 29, Điều 1), tức là không còn quy định về lập Đề cương và dự toán chi tiết, mà lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật (thiết kế 01 bước) hoặc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và Thiết kế chi tiết (thiết kế 02 bước).

Tại điểm i, khoản 2, Nghị định số 82/2024/NĐ-CP đã bổ sung quy định về "Trang thiết bị công nghệ thông tin" bao gồm thiết bị phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và các thiết bị số khác để giải quyết vướng mắc về chuyển nguồn ngân sách nhà nước đối với mua sắm hàng hóa, trang thiết bị công nghệ thông tin; Đồng thời khẳng định việc xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ là hoạt động mua sắm trang thiết bị công nghệ thông tin.

Mặc dù thuê dịch vụ công nghệ thông tin là một hình thức ưu tiên triển khai trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số. Tuy nhiên để tránh tình trạng "lạm dụng" hình thức này, tại khoản 30, Điều 1, Nghị định số 82/2024/NĐ-CP đã bổ sung quy định trước khi thuê dịch vụ công nghệ thông tin, cơ quan nhà nước phải thực hiện so sánh ưu điểm, hạn chế giữa việc đầu tư, mua sắm với việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin dựa trên các điều kiện, tình hình cụ thể của cơ quan mình, làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định hình thức thực hiện. Đồng thời, thời gian thuê dịch vụ được mở rộng lên tối đa 08 năm để bảo đảm ổn định, liên tục, hiệu quả của việc khai thác, sử dụng dịch vụ.

9 tiêu chí đánh giá được quy định tại nghị định bao gồm: Trình tự, thủ tục thực hiện (trình tự, thủ tục thuê dịch vụ công nghệ thông tin; đầu tư, mua sắm); Phạm vi, quy mô thực hiện; Nguồn lực bao gồm đánh giá hiệu quả về phương án tài chính, khả năng bố trí vốn, nguồn vốn; nguồn nhân lực triển khai; Mức độ thay đổi về công nghệ, các yêu cầu chức năng, phi chức năng của hệ thống; Khả năng tích hợp, kết nối, liên thông của hệ thống; Khả năng nâng cấp, mở rộng hệ thống; Khả năng bảo trì, quản trị, vận hành; Thời gian triển khai (thời gian thuê dịch vụ công nghệ thông tin; thời gian thực hiện đầu tư, mua sắm, bao gồm cả thời gian chuẩn bị lập, thẩm định phê duyệt dự án, hoạt động mua sắm, kế hoạch thuê dịch vụ); Quyền sở hữu sau khi kết thúc thời gian thuê (tài sản, thông tin, dữ liệu…). Ngoài ra, cơ quan, đơn vị có thể bổ sung tiêu chí phù hợp với các hoạt động thuê dịch vụ CNTT của cơ quan, đơn vị (nếu có).

Tại khoản 5, Điều 1, Nghị định số 82/2024/NĐ-CP đã bổ sung Điều 5a quy định về công bố danh mục các phần mềm phổ biến: Bộ, cơ quan trung ương có trách nhiệm rà soát, xây dựng, công bố danh mục và chức năng, tính năng kỹ thuật cơ bản của phần mềm phổ biến ngành, chuyên ngành, lĩnh vực.  Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm rà soát, xây dựng, công bố danh mục và chức năng, tính năng kỹ thuật cơ bản của phần mềm phổ biến quốc gia. Việc đầu tư, mua sắm, thuê dịch vụ công nghệ thông tin đối với phần mềm phổ biến (bao gồm phần sửa đổi, bổ sung một số chức năng, tính năng, hiệu năng) được thực hiện theo trình tự, thủ tục đầu tư, mua sắm phần mềm thương mại, thuê dịch vụ công nghệ thông tin sẵn có trên thị trường. Đối với phần sửa đổi, bổ sung một số chức năng, tính năng, hiệu năng của phần mềm phổ biến (nếu có), dự toán của phần sửa đổi, bổ sung được xác định theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất...
anhlegia.com
Trang chủ Giới thiệu Dịch vụ Văn bản Bài viết
Liên hệ
call +84.8.1900.1118
mail info@anhlegia.com
location_on VP.HCM: 251/6 Lê Văn Thọ, Phường 9, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
location_on VP.HN: Tầng 3 tòa nhà Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, TP.Hà Nội
Copyright © 2024 Anh Le Gia Jsc
Default information