Chỉ định thầu được áp dụng khi nào, điều kiện để chỉ định thầu là theo quy định Điều 23 Luật Đấu thầu 2023, cụ thể:
Điều 23. Chỉ định thầu
1. Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia; gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, sự cố, thảm họa hoặc sự kiện bất khả kháng khác;
b) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, hàng hoá, xây lắp cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại đến tính mạng và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện, phương tiện, xây lắp cần triển khai ngay để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, hoặc duy trì hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cấp bách, tránh gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe người dân; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện để cấp cứu người bệnh trong tình trạng cấp cứu theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có đủ thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện; gói thầu mua thuốc, thiết bị y tế chỉ có duy nhất một hãng sản xuất trên thị trường;
d) Gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước;
đ) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do cần bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó hoặc từ hãng sản xuất, đại lý của hãng sản xuất do cần bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền với các trang thiết bị, máy móc, phần mềm, dịch vụ sẵn có hoặc do các điều kiện bảo hành của nhà thầu, hãng sản xuất mà không thể mua được từ nhà thầu khác, hãng sản xuất khác;
e) Gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm, mua bản quyền sở hữu trí tuệ, mua bản quyền chương trình phát sóng; gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, viện trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay;
g) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của phương án kiến trúc trúng tuyển khi tác giả đó có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng; gói thầu thi công xây dựng, phục chế tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình; gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập quy hoạch xây dựng được chỉ định cho tác giả của ý tưởng hoặc đồ án quy hoạch xây dựng đã trúng tuyển thông qua thi tuyển;
h) Gói thầu tư vấn, thi công di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu tư vấn, rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công;
i) Gói thầu chỉ có duy nhất một nhà thầu thực hiện được trên thị trường do yêu cầu về giải pháp công nghệ;
k) Gói thầu thuộc dự án quan trọng quốc gia được áp dụng hình thức chỉ định thầu theo Nghị quyết của Quốc hội khi quyết định chủ trương đầu tư dự án;
l) Gói thầu thuê kho lưu giữ hàng tạm giữ; gói thầu thuê vận chuyển, bốc xếp hàng tạm giữ tại các cảng biển, địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung trong trường hợp chỉ có duy nhất một đơn vị cung cấp dịch vụ trong cảng; gói thầu nhập khẩu vũ khí thể thao phục vụ các câu lạc bộ, trường, trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao tập luyện, thi đấu hằng năm;
m) Gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng; gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá gói thầu trong hạn mức không quá 500 triệu đồng, gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng.
Hạn mức chỉ định thầu sẽ phân thành 2 nhóm như sau:
Dự toán mua sắm (mua sắm thường xuyên): Giá gói thầu tư 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng;
Dự án đầu tư phát triển:
Gói thầu tư vấn: Không quá 500 triệu đồng
Gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp: Không quá 01 tỷ đồng
Tuy nhiên, khi áp dụng chỉ định thầu chủ đầu tư cần lưu ý khoản 6 Điều 23 Luật Đấu thầu cũng nói rõ:
6. Trường hợp gói thầu quy định tại khoản 1 Điều này đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản 3 Điều này nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại các điều 21, 22, 24 và 25 của Luật này thì khuyến khích người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức khác để lựa chọn nhà thầu.
Điều đó có nghĩa rằng chỉ định thầu không được ưu tiên sử dụng, nếu chủ đầu tư chỉ nhìn vào yếu tố giá gói thầu (phân chi giá gói thầu ở mức để chỉ định thầu được) để thực hiện chỉ định thầu là không nên, khi đó nếu chủ đầu tư quyết định áp dụng chỉ định thầu sẽ phải nêu rõ được lý do tại sao lựa chọn hình thức chỉ định thầu mà không thực hiện gói thầu theo hình thức khác. Thực tiễn chứng minh rất nhiều đơn vị sau khi bị thanh tra, kiểm tra đã không thể giải trình được được điều này.
Trình tự thực hiện chỉ định thầu
Đối với chỉ định thầu thông thường, trình tự chỉ định thầu qua các bước sau:
Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu (Các bước như phê duyệt dự án/kế hoạch lựa chọn nhà thầu; phê duyệt dự toán gói thầu; đăng tải...);
Tổ chức lựa chọn nhà thầu (Lập/phê duyệt hồ sơ yêu cầu; phát hành hồ sơ yêu cầu);
Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của một hoặc các nhà thầu (nếu có);
Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng;
Đối với chỉ định thầu rút gọn thì trình tự chỉ định thầu rút gọn thực hiện như sau:
Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu;
Hoàn thiện hợp đồng;
Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
Ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng
Hồ sơ chỉ định thầu
Để thực hiện chỉ định thầu, ngoài việc thực hiện các bước để đăng tải được Kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, có một bước rất quan trọng là bên mời thầu phải thực hiện lập và phê duyệt Hồ sơ yêu cầu. Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, bao gồm các yêu cầu cho gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất gói thầu đó. Ngày 26/04/2024 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành các mẫu hồ sơ yêu cầu sử dụng cho các gói thầu cụ thể:
Mẫu số 1A sử dụng để lập hồ sơ yêu cầu gói thầu xây lắp;
Mẫu số 1B sử dụng để lập hồ sơ yêu cầu gói thầu mua sắm hàng hóa;
Mẫu số 1C sử dụng để lập hồ sơ yêu cầu gói thầu dịch vụ phi tư vấn;
Mẫu số 1D sử dụng để lập hồ sơ yêu cầu gói thầu dịch vụ tư vấn.
Một bộ hồ sơ đề xuất chỉ định thầu
Đối với nhà thầu, để được trúng thầu thì cần xây dựng một bộ hồ sơ đề xuất, có rất nhiều nhà thầu đặt câu hỏi và xin 1 bộ mẫu hồ sơ đề xuất chuẩn.
Tuy nhiên, một bộ hồ sơ đề xuất chỉ định thầu đều có một số điểm chung sau có thể tạm gọi là đề cương để nhà thầu từ đó xây dựng:
1. Hồ sơ đề xuất chỉ định thầu gói xây lắp
1. Đơn đề xuất chỉ định thầu (theo Mẫu số 01 trong các mẫu Hồ sơ đề xuất nêu trên);
2. Thỏa thuận liên danh nếu là nhà thầu liên danh (theo Mẫu số 03 Chương III trong các mẫu Hồ sơ đề xuất nêu trên);
3. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, của người ký đơn đề xuất chỉ định thầu gồm:
Đăng ký kinh doanh
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
Kê khai Lịch sử không hoàn thành hợp đồng do lỗi của nhà thầu (Theo mẫu trong các mẫu Hồ sơ đề xuất nêu trên)
Nhà thầu cung cấp tài liệu chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế thu nhập cá nhân đối với nhà thầu là hộ kinh doanh) của năm tài chính gần nhất so với thời điểm đóng thầu. Nghĩa vụ nộp thuế là nộp thuế với giá trị thuế tương ứng với thuế suất, thu nhập chịu thuế, doanh thu tính thuế nhà thầu kê khai trên Hệ thống thuế điện tử (số thuế đã nộp tương ứng với số thuế phải nộp); trường hợp được chậm nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế theo chính sách của Nhà nước thì thực hiện theo quy định này. Nhà thầu nộp các tài liệu như sau:
Tờ khai thuế (hoặc thông báo nộp tiền của cơ quan thuế đối với hộ kinh doanh) và Giấy nộp tiền có xác nhận của cơ quan thuế được in từ Hệ thống thuế điện tử hoặc
Tờ khai thuế (hoặc thông báo nộp tiền của cơ quan thuế đối với hộ kinh doanh) và xác nhận của cơ quan thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế
Báo cáo tài chính các năm gần đây (thường là 3 năm)
Yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu : Các làm thông thường nhất là cung cấp cam kết cung cấp tín dụng của tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam thì cam kết cung cấp tín dụng phải đáp ứng các điều kiện về giá trị và thời gian quy định trong Hồ sơ yêu cầu.
Hợp đồng tương tự: Bao gồm hợp đồng; Nghiệm thu thanh lý; Hóa đơn giá trị gia tăng phù hợp
Nhân sự (nếu có yêu cầu): Bằng cấp nhân sự; Chứng chỉ; Kê khai kinh nghiệm công tác (Có mẫu trong các Hồ sơ yêu cầu nêu trên)
Thiết bị thi công: Thiết bị thi công chủ yếu có thể của nhà thầu hoặc do nhà thầu huy động; Thiết bị thi công cần có các giấy tờ kỹ thuật; giấy tờ chứng minh chủ sở hữu phù hợp với kê khai.
Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công phù hợp với đề xuất về tiến độ thi công;
Tiến độ thi công;
Cách thức quản lý dự án bao gồm: tổ chức quản lý dự án, tổ chức quản lý hiện trường;
Các biện pháp bảo đảm chất lượng; bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động;
Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì;
Các yếu tố thân thiện môi trường (nếu có) gồm việc sử dụng các vật tư, vật liệu, biện pháp tổ chức thi công, dây chuyền, công nghệ thi công và các yếu tố khác (nếu có);
Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng gói thầu xây lắp, EPC, EC, PC của nhà thầu theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP;
Các yếu tố cần thiết khác có tính chất đặc thù với gói thầu (nếu có).
4. Biện pháp thi công và bản vẽ cần thể hiện được các nội dung sau:
5. Đề xuất về giá theo Mẫu số 04a hoặc Mẫu số 04b hoặc Mẫu số 04c hoặc Mẫu số 04d Chương III mẫu hồ sơ yêu cầu nêu trên;
6. Các nội dung khác [Nêu các nội dung khác tùy theo tính chất, yêu cầu của gói thầu].
2. Hồ sơ đề xuất chỉ định thầu gói mua sắm hàng hóa
1. Đơn đề xuất chỉ định thầu (theo Mẫu số 01 trong các mẫu Hồ sơ đề xuất nêu trên);
2. Thỏa thuận liên danh nếu là nhà thầu liên danh (theo Mẫu số 03 Chương III trong các mẫu Hồ sơ đề xuất nêu trên);
3. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, của người ký đơn đề xuất chỉ định thầu gồm:
Đăng ký kinh doanh
Kê khai Lịch sử không hoàn thành hợp đồng do lỗi của nhà thầu (Theo mẫu trong các mẫu Hồ sơ đề xuất nêu trên)
Nhà thầu cung cấp tài liệu chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế thu nhập cá nhân đối với nhà thầu là hộ kinh doanh) của năm tài chính gần nhất so với thời điểm đóng thầu. Nghĩa vụ nộp thuế là nộp thuế với giá trị thuế tương ứng với thuế suất, thu nhập chịu thuế, doanh thu tính thuế nhà thầu kê khai trên Hệ thống thuế điện tử (số thuế đã nộp tương ứng với số thuế phải nộp); trường hợp được chậm nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế theo chính sách của Nhà nước thì thực hiện theo quy định này. Nhà thầu nộp các tài liệu như sau:
Tờ khai thuế (hoặc thông báo nộp tiền của cơ quan thuế đối với hộ kinh doanh) và Giấy nộp tiền có xác nhận của cơ quan thuế được in từ Hệ thống thuế điện tử hoặc
Tờ khai thuế (hoặc thông báo nộp tiền của cơ quan thuế đối với hộ kinh doanh) và xác nhận của cơ quan thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế
Báo cáo tài chính các năm gần đây (thường là 3 năm)
Kê khai năng lực sản xuất (Theo mẫu trong Hồ sơ yêu cầu nêu trên): Trường hợp nhà thầu là nhà sản xuất.
Hợp đồng tương tự (Trường hợp nhà thầu không phải là nhà sản xuất ra hàng hóa): Bao gồm hợp đồng; Nghiệm thu thanh lý; Hóa đơn giá trị gia tăng phù hợp (Trường hợp nhà thầu không phải là nhà sản xuất ra hàng hóa)
Nhân sự (nếu có yêu cầu): Bằng cấp nhân sự; Chứng chỉ; Kê khai kinh nghiệm công tác (Có mẫu trong các Hồ sơ yêu cầu nêu trên)
Đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo và công nghệ;
Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt hàng hóa;
Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì: nhà thầu phải trình bày được kế hoạch cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo trì;
Mức độ đáp ứng các yêu cầu về cung cấp vật tư, thiết bị thay thế và các dịch vụ liên quan khác (nếu có) trong toàn bộ quá trình sử dụng của hàng hóa.
Khả năng thích ứng về mặt địa lý, môi trường;
Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết;
Tiêu chí đấu thầu bền vững (nếu có);
Các yếu tố về điều kiện thương mại, thời gian giao hàng, đào tạo chuyển giao công nghệ, cung cấp các dịch vụ sau bán hàng;
Tiến độ cung cấp hàng hóa;
Yếu tố thân thiện môi trường;
Kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu đối với gói thầu cung cấp hàng hóa, EPC, EP, PC, chìa khóa trao tay theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP, chất lượng hàng hóa tương tự được công khai theo quy định tại Điều 18 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP (nếu có);
Các yếu tố cần thiết khác.
4. Đề xuất kỹ thuật thực hiện gói thầu:
5. Đề xuất về giá theo Mẫu số 04, 04.1, 04.2 Chương III mẫu hồ sơ yêu cầu nêu trên;
6. Các nội dung khác [Nêu các nội dung khác tùy theo tính chất, yêu cầu của gói thầu].
3. Hồ sơ đề xuất chỉ định thầu gói phi tư vấn
1. Đơn đề xuất chỉ định thầu (theo Mẫu số 01 trong các mẫu Hồ sơ đề xuất nêu trên);
2. Thỏa thuận liên danh nếu là nhà thầu liên danh (theo Mẫu số 03 Chương III trong các mẫu Hồ sơ đề xuất nêu trên);
3. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, của người ký đơn đề xuất chỉ định thầu gồm:
Đăng ký kinh doanh
Kê khai Lịch sử không hoàn thành hợp đồng do lỗi của nhà thầu (Theo mẫu trong các mẫu Hồ sơ đề xuất nêu trên)
Nhà thầu cung cấp tài liệu chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế thu nhập cá nhân đối với nhà thầu là hộ kinh doanh) của năm tài chính gần nhất so với thời điểm đóng thầu. Nghĩa vụ nộp thuế là nộp thuế với giá trị thuế tương ứng với thuế suất, thu nhập chịu thuế, doanh thu tính thuế nhà thầu kê khai trên Hệ thống thuế điện tử (số thuế đã nộp tương ứng với số thuế phải nộp); trường hợp được chậm nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế theo chính sách của Nhà nước thì thực hiện theo quy định này. Nhà thầu nộp các tài liệu như sau:
Tờ khai thuế (hoặc thông báo nộp tiền của cơ quan thuế đối với hộ kinh doanh) và Giấy nộp tiền có xác nhận của cơ quan thuế được in từ Hệ thống thuế điện tử hoặc
Tờ khai thuế (hoặc thông báo nộp tiền của cơ quan thuế đối với hộ kinh doanh) và xác nhận của cơ quan thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế
Báo cáo tài chính các năm gần đây (thường là 3 năm)
Hợp đồng tương tự: Bao gồm hợp đồng; Nghiệm thu thanh lý; Hóa đơn giá trị gia tăng phù hợp
Nhân sự (nếu có yêu cầu): Bằng cấp nhân sự; Chứng chỉ; Kê khai kinh nghiệm công tác (Có mẫu trong các Hồ sơ yêu cầu nêu trên)
Thiết bị : Thiết bị thi công chủ yếu có thể của nhà thầu hoặc do nhà thầu huy động; Thiết bị thi công cần có các giấy tờ kỹ thuật; giấy tờ chứng minh chủ sở hữu phù hợp với kê khai.
Tính hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ;
Mức độ hiểu biết về tính chất và mục đích công việc;
Tính hợp lý và khả thi của kế hoạch, các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp dịch vụ;
Mức độ đáp ứng hệ thống đảm bảo chất lượng và phương pháp thực hiện;
Mức độ đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn thực hiện dịch vụ;
Tiến độ thực hiện gói thầu đáp ứng yêu cầu của HSYC;
Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động (nếu có);
Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì (nếu có);
Tiêu chí đấu thầu bền vững (nếu có): các yếu tố thân thiện môi trường (nếu có) như: việc sử dụng các vật tư, vật liệu; biện pháp tổ chức thi công; dây chuyền, công nghệ thi công và các yếu tố khác (nếu có);
Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP.
Các yếu tố cần thiết khác.
4. Đề xuất kỹ thuật thực hiện gói thầu:
5. Đề xuất về giá theo Mẫu số 04, 04.1, 04.2 Chương III mẫu hồ sơ yêu cầu nêu trên;
6. Các nội dung khác [Nêu các nội dung khác tùy theo tính chất, yêu cầu của gói thầu].
4. Hồ sơ đề xuất chỉ định thầu gói tư vấn
1. Đơn đề xuất chỉ định thầu (theo Mẫu số 01 trong mẫu Hồ sơ đề xuất nêu trên);
2. Thỏa thuận liên danh nếu là nhà thầu liên danh (theo Mẫu số 03 Chương III trong các mẫu Hồ sơ đề xuất nêu trên);
3. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, của người ký đơn đề xuất chỉ định thầu gồm:
Đăng ký kinh doanh
Chứng chỉ, chứng nhận đối với lĩnh vực tư vấn
Kê khai Lịch sử không hoàn thành hợp đồng do lỗi của nhà thầu (Theo mẫu trong các mẫu Hồ sơ đề xuất nêu trên)
Hợp đồng tương tự (Trường hợp nhà thầu không phải là nhà sản xuất ra hàng hóa): Bao gồm hợp đồng; Nghiệm thu thanh lý; Hóa đơn giá trị gia tăng phù hợp (Trường hợp nhà thầu không phải là nhà sản xuất ra hàng hóa)
Nhân sự (nếu có yêu cầu): Bằng cấp nhân sự; Chứng chỉ; Kê khai kinh nghiệm công tác (Có mẫu trong các Hồ sơ yêu cầu nêu trên)
Hiểu rõ mục đích gói thầu
Cách tiếp cận và phương pháp luận: Nêu các giải pháp giải quyết từng vấn đề cho từng phạm vi công việc của gói thầu
Sáng kiến cải tiến: Đề xuất sáng kiến hoặc cải tiến có thể có lợi hơn cho gói thầu
Kế hoạch triển khai: Nêu rõ kế hoạch triển khai từng bước
Bố trí nhân sự: Có danh sách nhân sự, sơ đồ bố trí nhân sự và công việc hợp lý khoa học
Các yếu tố khác (nếu có)
4. Giải pháp và phương pháp luận thực hiện gói thầu:
5. Đề xuất về giá theo Mẫu số 12a, 12b, 13, 14 và 15 Chương III mẫu hồ sơ yêu cầu nêu trên;
6. Các nội dung khác [Nêu các nội dung khác tùy theo tính chất, yêu cầu của gói thầu].